Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2019

AutoCAD - Lỗi bị mất thanh công cụ và mất dòng command thì phải làm sao?

Hình ảnh
1. Lỗi bị mất thanh công cụ: Đang vẽ ngon lành, bỗng 1 ngày các thanh công cụ biến mất. Làm thế nào bây giờ. Bị mất thanh công cụ Để hiện thanh công cụ lên, bạn chỉ cần nhấn Ctr+0 . Thanh công cụ sẽ hiện lên. 2. Lỗi mất dòng command: Bị mất dòng command do vô tình nhấn vào nút Close. Cách hiện lại dòng command là? Bị mất dòng command Để hiện lên dòng command, bạn chỉ cần nhấn Ctr+9 là xong. Hết.

AutoCAD - Lisp đổi màu tất cả các đối tượng trong bản vẽ, kể cả block

Hình ảnh
Để đổi màu các đối tượng trong cad thì có rất nhiều cách, bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho các bạn 1 lisp đổi màu các đối tượng trong cad. Download: Lisp đổi màu tất cả các đối tượng Cách sử dụng: - Load lisp. - Command: DM ↲ - Bảng Select Color hiện lên, bạn chọn màu (1) mà mình muốn đổi, trong bài viết mình chọn màu vàng - màu số 2. Xong nhấn OK (2) . - Kết quả: tất cả đã chuyển sang màu vàng, chỉ còn leader và text trong block ATT là không chuyển được màu. 2 đối tượng này mình phải đổi màu thủ công thôi. Mình chưa tìm được lisp nào đổi được hết màu tất cả các đối tượng. Hết. Nguồn lisp: sưu tầm.

AutoCAD - Lệnh Laytrans - Lệnh chuyển Layer của người khác về hệ của mình

Hình ảnh
Trong quá trình vẽ, các bạn thường xuyên sử dụng các đối tượng từ thư viện, từ bản vẽ đối tác,... Khi sử dụng như vậy sẽ làm cho bản vẽ của các bạn có nhiều loại layer không mong muốn xuất hiện. Ngoài việc sử dụng lệnh LAYMRG hay sử dụng chức năng Merge layer trong Layer properties manager đã được giới thiệu ở đây , các bạn còn có thể sử dụng lệnh LAYTRANS để chuyển đổi layer. Cách sử dụng lệnh LAYTRANS như sau: - Command: LAYTRANS ↲ - Bảng Layer Translator xuất hiện. + Translate From (1) : chứa tất cả các layer của bản vẽ (các layer muốn chuyển). + Translate To (2) : chứa các layer cần chuyển tới (layer chuẩn, layer chuẩn này mỗi người vẽ có 1 bộ riêng). Có 2 cách tạo ra layer chuẩn này: Nhấn vào New (3) , bảng New Layer xuất hiện, các bạn đặt tên ở ô Name, chọn Linetype, Lineweight, colour,... Khi tạo xong, các layer này xuất hiện ở Translate To (2) . Nhấn vào Load (4) , chọn dẫn tới file chứa các layer chuẩn và nhấn Open. Ở Translate To (2) xuất hiện các layer

AutoCAD - Cách xóa các Layer không dùng đến

Hình ảnh
Có 4 cách để xóa các Layer không dùng đến: 1. Cách 1: Sử dụng lệnh LAYDEL - Command: LAYDEL ↲ - Select object on layer to delete or [Name]: click chọn các layer cần xóa ↲ - Do you wish to continue? [Yes/ No]: Y ↲ ( Y để xóa, N để hủy lệnh). Lưu ý: Khi xóa layer theo lệnh này, các bạn không được để layer cần xóa là layer hiện hành. 2. Cách 2: Sử dung lệnh PU (purge) Lệnh PU là lệnh chuyên dùng xóa rác bản vẽ. Những layer, text style, Dimension, block,… đã có trong bản vẽ nhưng không dùng tới sẽ bị xóa hoàn toàn khi dùng lệnh PU. - Command: PU ↲ - Hộp thoại Purge xuất hiện - Chọn Purge All , hộp thoại Purge - Confirm Purge xuất hiện, bạn chọn Purge All Items (Bạn có thể chọn Purge this item để xóa từng đối tượng có xem xét, hoặc Skip this item để bỏ qua đối tượng này). - Click Close . Hoàn thành quá trình xóa đối tượng rác. 3. Cách 3 : Sử dụng chức năng gộp Layer Bạn xem bài viết này ở đây: AutoCAD - Cách gộp nhiều Layer thành một Layer 4. Cách 4

AutoCAD - Cách gộp nhiều Layer thành một Layer

Hình ảnh
Có 2 cách để gộp nhiều Layer thành một Layer: 1. Cách 1 : Dùng lệnh LAYMRG để gộp Lệnh này áp dụng cho các phiên bản Cad từ 2007 trở đi. Cách thực hiện lệnh này như sau: - Command: LAYMRG ↲ - Select object on layer to merge or [Name]: click chọn các layer muốn gộp ↲ - Select object on target to merge or [Name]: click chọn layer đích ↲ - Do you want to continue? [Yes/ No]: Y ↲ (chọn Y để gộp, chọn N để bỏ qua). Lưu ý: Khi gộp layer theo lệnh này, các bạn không được để layer cần chuyển sang loại layer khác là layer hiện hành. 2. Cách 2: Dùng chức năng có trong hộp thoại quản lý Layer của cad (Layer properties manager): Merge selected layer(s) to ... Cách này áp dụng cho các phiên bản Cad từ 2014 trở đi. Cách thực hiện như sau: - Command: LA ↲ - Hộp thoại quản lý Layer (Layer properties manager) xuất hiện. - Click chọn các layer muốn gộp , sau đó click chuột phải chọn Merge selected layer(s) to ... - Hộp thoại Merge to layer xuất hiện. Ở Target lay

AutoCAD - Cách xuất và gửi đi bản vẽ không thiếu file ẢNH, XREF, FONT, PLOTSTYLE

Hình ảnh
Để đóng gói và gửi bản vẽ cho khách hàng hay đối tác, nếu bạn copy bỏ vào 1 folder và nén lại, đôi khi sẽ thiếu 1 vài thành phần bản vẽ. Bạn sẽ bị nhận các cú phone báo thiếu cái này, thiếu cái kia.\ Để giải quyết vấn đề này, các bạn hãy sử dụng lệnh eTransmit, đảm bảo file đóng gói đầy đủ và chuyên nghiệp.  - Command: ETRANSMIT (hoặc từ menu File -> eTransmit... ) - Bảng Create Transmittal hiện lên. + Files Tree (1) : cây thư mục đối tượng chứa trong file autocad của bạn đang vẽ, bào gồm tất cả những đối tượng đã dùng và thêm vào trong quá trình làm việc với bạn vẽ Autocad. + Files Table (2) : bảng danh sách các đối tượng có trong bản vẽ. + Add File... (3) : bạn nhấn vào nút này thể thêm bản vẽ muốn đóng gói. + Transmittal Setups... (4) Trước khi xuất file, các bạn nên tiến hành cài đặt 1 và thông số. + New... (5) : bạn có thể tạo 1 cài đặt mới hoặc để mặc định rồi nhấn Modify... (6) . Mình để mặc định. Bảng Modify Transmittal Setup xuất hiện + (7)

AutoCAD - Thiết lập chế độ bắt điểm (Object Snap)

Hình ảnh
Chế độ bắt điểm rất quan trọng đối với người sử dụng autocad để vẽ và in ấn. Bài viết này sẽ nói về tính năng của các chế độ bắt điểm. - Command: OS ↲ - Bảng Drafting Setting xuất hiện: - Object Snap On (F3) : bật - tắt chế độ truy bắt điểm bằng phím F3. - Object Snap modes Tại mục này mình không đưa ra những lựa chọn cụ thể vì mỗi người có cách vẽ và tính chất mỗi bản vẽ khác nhau. Ở đây mình chỉ giải thích các thuật ngữ để các bạn có lựa chọn phù hợp.   + Endpoint: Điểm kết thúc (cuối đường thẳng, góc hình chữ nhật,...) + Midpoint: Điểm giữa của đoạn thẳng hay cạnh của 1 đối tượng + Center: Tâm đường - cùng tròn, hình elip + Geometric Center: Tâm của hình học bất kỳ + Node: Bắt điểm tại chân đường Dim hoặc 1 điểm + Quadrant: Điểm phần tư đường tròn hoặc elip (1 đường tròn sẽ có 4 điểm quadrant) + Intersection: Điểm giao cắt của các đường giao nhau + Extension: Dùng để truy bắt điểm tham chiếu kéo dài của 1 đoạn thẳng bất kỳ. + Insertion: Điểm chèn block

AutoCAD - Cách chuyển giao diện CAD đời cao (Giao diện Ribbon) sang CAD đời thấp (Giao diện Classic)

Hình ảnh
Giao diện Ribbon của CAD đời cao Cách chuyển giao diện Ribbon sang giao diện Classic như sau: - Command: MENUBAR ↲ - Enter new value for MENUBAR <0>: 1 ↲ - Command: RIBBONCLOSE - Từ menu Tools -> Toolbar -> AutoCAD -> chọn các công cụ cần sử dụng như Dimension, Draw, Draw Order, Layer, Properties, Refedit, Reference, Standard, Styles, USCII,... Vậy là ta đã có giao diện Classic quen thuộc rồi. Giao diện Classic quen thuộc Hết.

AutoCAD - Cách xử lý lỗi quét vùng chọn bị nguệch ngoạc

Hình ảnh
- Xin nói trước đây không phải là lỗi của Autocad. Mà đây là 1 tính năng mới của Autocad - tính năng quét vùng chọn tự do Lasso, tính năng này có từ các phiên bản cad đời cao (từ 2011 trở đi, từ 2010 hay cũ hơn thì hình như chưa có chức năng này). - Tính năng này giúp các bạn có thể quét chọn nhiều đối tượng ở nhiều hình dạng. - Lý do là bạn quét chọn mà vẫn ghìm giữ chuột. - Cách khắc phục là: + Cách 1 : Nhấn chuột trái chọn điểm thứ nhất, buông chuột, quét hết vùng chọn, nhấn chuột trái 1 lần nữa. Vùng chọn là hình chữ nhật. + Cách 2: Command : OP (option) ↲ để mở hộp thoại Options lên. Vô thẻ Selection , bỏ check Allow press and drag for Lasso . Bây giờ bạn quét chọn và ghìm chuột thoải mái, không còn vùng chọn bị nguệch ngoạc nữa. Hết.

AutoCad - Cách đổi tên Block

Hình ảnh
Trong quá trình làm việc, chúng ta tạo ra rất nhiều block: copy từ thư viện, Ctr + C rồi Ctr + Shift + V, tao block bằng lệnh B, ... với nhiều tên khác nhau. Để dễ quản lý và trông chuyên nghiệp, ta cần phải đổi tên. Cách đổi tên như sau: - Command: Ren (Rename) ↲ - Bảng Rename xuất hiện Trong bảng Rename bên trên, có rất nhiều đối tượng có thể được đổi tên: Block, Detail view styles, Dimension styles, Layer, Linetypes,.... - Named Objects : chọn Blocks. - Items: chọn đối tượng để đổi tên. - Old Name: tên cũ của đối tượng cần đổi tên - Rename To: đặt tên mới cho đối tượng cần đổi tên. Nhưng trong bản vẽ có hàng chục, hàng trăm, hay hàng ngàn block,... làm sao biết tên để mà đổi. + Để biết tên 1 block, ta chọn đối tượng đó. Sau đó Ctr + 1 (Properties) , bạn thấy dòng Name ở dưới dòng Misc , đó là tên của đối tượng. + Ta ghi nhớ tên của đối tượng cần đổi tên là DDDDDRR. + Command: Ren ↲ + Ở Named Objects , ta chọn Blocks + Ở Items , ta chọn tên DDDDDRR +

AutoCAD - Cách sửa lỗi PRODUCED BY AUTODESK EDUCATIONAL PRODUCT

Hình ảnh
Lỗi PRODUCED BY AUTODESK EDUCTIONAL PRODUCT xuất hiện khi mở bản vẽ, bạn phải chọn Continue the current operation để mở bản vẽ, sau đó khi in hoặc xuất PDF sẽ xuất hiện dòng chữ này ở 4 góc. Cách sửa lỗi này như sau: - Save as file này thành file mới có đuôi .DXF. - Tắt hẳn chương trình Cad. - Mở lại file Cad mới (file .DXF ). - Dùng lệnh Audit, PU, -PU để xóa file rác. - Save lại file mới có đuôi .DWG . Hết.

AutoCAD - Lệnh Flatten đưa đối tượng cao cao độ khác nhau về cùng cao độ

Hình ảnh
Để đưa các đối tượng có các cao độ khác nhau về cùng cao độ để thực hiện được các lệnh Fillet, Line chuyển thành polyline,... Ta có thể dùng lệnh Flatten có sẵn trong cad. Lệnh này khá hữu ích cho các bạn vẽ 3d bằng 3dsMax, Sketchup. Cách thực hiện lệnh Flatten như sau: - Từ Menu Express --> Modify --> Flatten objects hoặc command : Flatten ↲ - Quét chọn đối tượng cần chuyển cao độ. - Remove hidden line? <No>: N ↲ Ngoài ra còn có các lisp dùng để chuyển cao độ khác nhau về cùng cao độ như: Lisp SuperIRON

AutoCAD - Lỗi không thực hiện được lệnh Fillet và cách đưa cao độ Z về 0 (mặt phằng Oxy) - Lisp SuperIRON

Hình ảnh
Đôi khi các bạn cảm thấy rất khó chịu vì không thể thực hiện được lệnh Fillet trong cad. Lý do được đưa ra là do 2 đường thẳng (line, polyline) đang không có cùng cao độ Z, phần lớn là do file cad này được convert từ 1 phần mềm 3D nào đó sang nên có nhiều cao độ Z. Cách khắc phục là đưa chúng về cùng cao độ Z. Ở đây mình sử dụng lisp để đưa cao độ Z về 0, nghĩa là các đường thẳng này sẽ nằm trên cùng mặt phẳng Oxy. Tải lisp: https://drive.google.com/file/d/1Z6X71Vnnr3Hq0PGTiBe_yfvqvU9DbbBi/view?usp=sharing (Nguồn lisp: Cadviet.vn) Lisp này khá hữu ích cho các bạn vẽ 3d bằng 3dsMax, SketchUp khi xuất bản vẽ 2d cá qua để dựng hình. Hướng dẫn sử dụng lisp: - Sau khi tải lisp về, các bạn Load lisp lên. - Command: SUPERIRON ↲ - Ban co muon chay khong? (Co / <Khong>): C ↲ Đợi một lúc chạy xong, các đường thẳng đã nằm trên cùng mặt phẳng Oxy. Lưu ý: các đường thẳng trong block, mline, ...sẽ không thể đưa được về mặt phẳng Oxy. Muốn đưa được về mặt phẳng Oxy thì c

AutoCAD - Lệnh Fillet - Lệnh tạo đường bo tròn góc trong cad

Hình ảnh
1. Cách gọi lệnh Fillet: Có 2 cách: - Gõ lệnh từ bàn phím: F ↲ - Trên Menu Modify --> Fillet. 2. Các lựa chọn lệnh tạo đường bo góc: 2.1. Radius: lựa chọn này dùng để tạo bán kính bo tròn của các đường. - Command : F ↲ - Select first object or [Undo/Polyline/Radius/Trim/mUltiple]: R ↲ - Specify fillet radius <0.0000>: Nhập bán kính ↲ Hình 1     Nếu ta chọn các điểm gần góc nhọn của đối tượng thì hướng và chiều của cung tạo ra được xác định bởi các điểm được chọn của đối tượng (hình 2). Hình 2     Nếu ta nhập bán kính R=0, các đối tượng được chọn sẽ bị cắt hoặc kéo dài cho đến khi chúng giao nhau, bán kính fillet không được tạo ra (hình 3).     Khi lệnh Fillet hiện hành có R > 0, ta có thể làm R=0 bằng cách Nhấn và giữ Shift khi gọi lệnh fillet (Gọi lệnh F↲, giữ phím Shift, chọn đường thứ nhất, chọn đường thứ 2). Hình 3 Lệnh Fillet cho 2 đối tượng song song (hình 4) Hình 4 Ghi chú: - Sau khi nhập bán kính bo tròn, bán kính này

AutoCAD - Tạo Text Style

Hình ảnh
Để tạo Text Style ta làm như sau: - Gõ lệnh: ST ↲ - Hộp thoại Text Style xuất hiện:      + Styles : tên style      + Font :         Font Name : tên font         Font style : kiểu in đậm, in nghiêng, in nghiêng đậm, in thường.         Nếu Font Name là .shx thì Font style là font chữ mở rộng của font shx khi đã chọn Use Big Font .      + Set Current : đặt text style chọn làm text style hiện hành.      + New..., Delete : tạo mới, xóa kiểu chữ (Text style)      + Size :         Annotative : chọn chế độ chiều cao chữ theo tỷ lệ bên Model         Height : chiều cao mặ định của font. AutoCad sẽ sư dụng chiều cao này trong toàn bộ bản vẽ.  Nếu chiều cao này bằng 0 thì AutoCad sẽ lấy chiều cao nhập vào khi chèn text.      + Effects :        Upside down : lộn ngược chữ theo trục nằm ngang        Backwards : quay ngược chữ theo trục thẳng đứng        Vertical : chữ theo phương thẳng đứng        Width factor : phóng (to, nhỏ) chữ theo chiều ngang        Oblique Angle : gó

AutoCAD - Lệnh Quick Select (chọn nhanh đối tượng)

Hình ảnh
Lệnh Quick Select dùng để làm gì ? Lệnh Quick Select giúp chúng ta chọn nhiều đối tượng có chung 1 hoặc nhiều thuộc tính nào đó chỉ bằng vài thao tác đơn giản. Nó khá giống với lệnh Filter. Xem thêm Lệnh lọc đối tượng Filter trong CAD Thao tác thực hiện: - Gõ lệnh: Qselect ↲ - Hộp thoại Quick Select xuất hiện. - Ý nghĩa các thông số trên hộp thoại Quick Select:    + Apply to (1) : khu vực áp dụng là Entire Drawing (1a) (toàn bộ bản vẽ) hoặc Select Objects (1b) (khu vực được chọn).    + Object type (2) : giúp chọn các đối tượng có sẵn trong bản vẽ như: Multiple, Block Reference, Polyline, Mtext, ...    + Properties (3) : giúp ta chọn màu sắc, layer, linetype, linetype scale, plot style,...    + Operator : Equals, Not equal, Greater than, Less than, Select all    + Value : nếu Properties chọn Color thì Value là bảng màu, Properties là layer thì Value là tên các layer, ...    + How to apply : có 2 lựa chọn:      Include in new selection set : bao gồm tron

AutoCAD - Lệnh Write Block trong Cad

Hình ảnh
Công dụng của lệnh Write Block là dùng để  lưu các đối tượng được chọn hoặc chuyển đổi block thành một bản vẽ mới. Cách thực hiện như sau: - Gõ lệnh: W ↲ - Hộp thoại Write Block xuất hiện - (1) Block : chọn block có sẵn cần lưu để sử dụng cho bản vẽ mới. - (2) Entire Drawing : lưu toàn tất cả đối tượng của bản vẽ thành 1 file - (3) Objects : chọn 1 vài đối tượng cần lưu. - (4) Base point : chọn điểm chèn - (5) Objects : chỉ xuất hiện khi chọn (3) Objects, có 3 lựa chọn:    + Retain : các đối tượng được chọn để lưu được giữ nguyên lại.    + Convert to block : các đối tượng được tạo thành block.    + Delete from drawing : các đối tượng bị xóa khỏi bản vẽ hiện hành. - (6) Quick Select : một hình thức chọn nhanh đối tượng. Xin các bạn xem ở bài viết AutoCAD - Lệnh Quick Select.  - (7) File name and path : đặt tên và vị trí lưu file. - (8) Insert Unit : thông thường mình chọn là mm. Hết.

AutoCAD - Cách làm nhẹ file CAD

Hình ảnh
Thông thường, đối với 1 file cad có dung lượng nhỏ thì việc thao tác đối với máy có cấu hình mạnh thì không có gì để nói, nhưng với 1 file cad nặng mà máy lại yếu thì đó lại là một cực hình: máy thì giật, lát, còn người thì giận dữ. Vì vậy, mình sẽ tổng hợp một số cách để làm nhẹ file cad như sau: 1. Lệnh Audit: - Lệnh Audit tuy không làm giảm kích thước của file Cad nhưng Audit được khuyến khích để kiểm tra các tập tin trước khi đến với những quá trình khác. Nó giúp sửa chữa các lỗi có thể ngăn cản để loại bộ đối tượng không cần thiết. - Gõ lệnh: AUDIT - Chương trình sẽ hỏi: Fix any errors detected ? [Yes/No] : Bạn chọn Y rồi nhấn enter. ACAD sẽ tiếp tục quét bản vẽ và sửa tiếp những lỗi mà lệnh RECOVER không thể sửa được và bạn thực hiện thao tác này vài lần đến khi nào ACAD không tìm được lỗi nữa thì thôi.  2. Dùng lệnh PU (Purge) - Chức năng: dùng để xóa đi các đối tượng không được sử dụng bao gồm các block, dimension style, layer, lintype, textstyle,... -