Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2019

Autocad - Cách chèn ảnh, logo không bị mất

Hình ảnh
Tác dụng của việc chèn ảnh này giúp ta luôn có được hình ảnh này khi mở file cad, mà không bị mất đi do khi copy hay chuyển file mà không copy ảnh theo. Nhược điểm của nó là làm tăng dung lượng file cad và không xoay được ảnh. Cách thực hiện chèn ảnh mà không bị mất như sau: - Gõ lệnh: INSERTOBJ hoặc trên thanh Menu: Insert --> OLE Object... - Xuất hiện bảng Insert Object, chọn PaintBrush Picture (1) --> OK - Xuất hiện bảng Bitmap Image in 1.dwg - Paint (Lưu ý: "1.dwg" là bản vẽ mình mở lên cần chèn ảnh). Chọn Paste (2)   --> Paste from (3) - Chọn ảnh muốn chèn   --> Open. - Sau đó click vào (4) , chọn Exit and return to document (5). Bạn đã chèn xong 1 bức ảnh vào file cad mà không sợ bị mất, đồng thời khi in ra PDF hay máy in viền ảnh (Image frame) cũng không có. Hết. Đọc thêm: AutoCAD - Cách chèn ảnh bình thường vào file cad

Cách xử lý gõ tiếng Việt Unicode bị lỗi trong Block Attribute

Hình ảnh
Khi các bạn tạo Block Attribute khi gõ tiếng Việt bằng VNI thì bình thường, nhưng khi gõ bằng Unicode thì lại bị lỗi font như hình bên dưới. (Không bị lỗi khi gõ trong MText, DText rồi copy bỏ vào block ATT). Để khắc phục lỗi gõ tiếng Việt bằng Unicode trong block Attribute, ta làm như sau:  - Check vào ô "Luôn sử dụng clipboard cho unicode" . -Gõ lại, ta được kết quả như bên dưới. Hết.

Tạo block thường (block tĩnh) trong autocad

Hình ảnh
Cách tạo block thường như sau:   Cách 1: - Gõ lệnh: B↲ để gọi hộp thoại Block Definition - Đặt tên cho block tại Name (1) - Click vào Select objects (2) và quét chọn các đối tượng cần đóng thành block. Chọn xong, nhấn phím Enter / Space để hộp thoại Block Definition hiện lên lần nữa. Click OK (3) . Cách 2: - Quét chọn vật thể. - Gõ lệnh: B↲ để gọi hộp thoại Block Definition - Đặt tên cho block tại Name - Click OK. Ta đã tạo xong block thường. Tuy nhiên các bạn cần chú ý thêm các tùy chọn đáng chú ý trong hộp thoại Block Definition: - Block Unit (4) : sử dụng đơn vị: m, dm, cm, mm, inch,.... - Nhấp vào Pick point (5) để chọn điểm gốc của block. Điểm gốc này trong block chính là điểm chèn block khi insert. Nếu bạn không chọn điểm gốc của block, thì điểm gốc mặc định sẽ là (0,0,0).  - Nếu chọn Retain (6) : block sẽ được tạo ra nhưng đối tượng gốc ban đầu lại không là block. Lúc này phải dùng lệnh Insert để gọi lệnh ra. - Nếu chọn Convert to block (7) : B

Block thường (block tĩnh), Block động (block Dynamic), Block thuộc tính (Block Attribute)

Block thường (block tĩnh) là gì? Block thường, hay block tĩnh là Block không có thay đổi về kích thước và hình dáng . Nó chỉ có chức năng đóng gói đối tượng kèm theo tên người dùng tự đặt để tạo thành Block. Block động (Block Dynamic) là gì? Block động hay còn gọi là block Dynamic là Block có thể thay đổi về kích thước và hướng vật thể theo yêu cầu thực tế cửa bản vẽ. Block thuộc tính (block Attribute) là gì? Block thuộc tính hay còn gọi là block Attribute, là Block có chứa những biến thông tin văn bản đi kèm theo Block khi chèn vào bản vẽ. Chúng ta có thể chỉnh sửa biến thông tin (những thuộc tính) đi kèm Block một cách dễ dàng để phù hợp với bản vẽ. Đặc biệt là tạo để làm thứ tự bản vẽ, tên bản vẽ. Ba bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách tạo 3 block trên: Block thường (block tĩnh) Block động Block thuộc tính (block Attribute)

Tạo block thuộc tính (Block Attribute) trong cad

Hình ảnh
Điểm khác nhau duy nhất giữ block thường và block thuộc tính (block Attribute) đó là block thuộc tính trong CAD có chứa thêm đối tượng Attribute. Cách tạo block thuộc tính Attribute như sau: - Gõ lệnh: Att ↲ - Bảng thuộc tính Attribute Definition xuất hiện. - Giải thích thừ ngữ:    + Mode:         Invisible : ATT không xuất hiện trên màn hình.       Constant : Lấy giá trị Default không sửa được       Verify : giá trị nhập 2 lần có trùng nhau không.       Preset : giá trị Default mặc định và không hỏi nữa khi đóng block.       Lock position : khóa vị trí tương đối của đối tượng ATT với block       Multiple lines : ATT trở thành Mtext, gõ được nhiều dòng    + Attribute:         Tag : hiển thị tên hiệu khi chưa đóng block.       Prompt : diễn giải ý nghĩa thuộc tính.       Default : hiển thị tên hiệu mặc định sau khi đóng block.    + Text Setting:        Justification : chọn tâm đặt ATT        Text style : chọn kiểu chữ        Annotation : chọn giá trị tự động phù

Lệnh lọc đối tượng Filter trong cad

Hình ảnh
Tác dụng lệnh Filter là dùng để lọc chọn nhanh các đối tượng có chung một hoặc một vài thuộc tính. Cách dùng lệnh Filter như sau: Có 2 cách lọc đối tượng bằng Filer trong cad như sau: Cách 1: Lọc đối tượng trong Autocad theo đối tượng mẫu - Gõ lệnh: FI (filter) ↲ - Hộp thoại Object Selection Filter hiện lên: - Chọn Add Selected Object (1). - Chọn 1 đối tượng nào đó làm mẫu. Ở đây mình chọn đối tượng là text "LIVING ROOM" (2) . Khi đó sẽ hiện lên bảng danh sách liệt kê các thuộc tính riêng của đối tượng mẫu đó (3) . Lưu ý: Bảng thuộc tính này là thuộc tính “riêng” của đối tượng mẫu. Những đối tượng khác ta cần lọc ra sẽ có 1 vài những thuộc tính giống với thuộc tính của đối tượng mẫu này. Ví dụ giống về loại đối tượng (đều là đường thẳng, đều là Block,…), giống về Layer, giống về linetype, color; và sẽ khác đối tượng về tọa độ, góc quay,… Những thuộc tính khác nhau này ta hiểu đó là những thuộc tính riêng của đối tượng. Để lọc đối tượng bằng Fil

Hướng dẫn tạo và sử dụng Sheet Set trong Autocad - Phần 6: Cách đóng gói (eTransmit) bản vẽ trên sheet set manager.

Hình ảnh
Cách đóng gói dự án gửi đi trên Sheet Set Manager như sau: Bước 1: Chuột phải vào tên dự án trên sheet set manager và chọn eTransmit… Bước 2:   Hộp thoại Create Transmittal hiện ra các bạn tiến hành click vào Transmittal Setups…   Bước 3:   Click New…(4) để đặt tên cho file dự án chuẩn bị đóng gói gửi đi, sau đó click Continue (5) . Bước 4:   Hộp thoại Modify Transmittal Setup hiện ra các bạn lưu ý các mục sau: - (6) : đóng gói dưới dạng folder hay file nén .Zip. - (7) : chọn verson Cad để lưu ( Cad 2007, Cad 2010,...). - (8), (10) : chọn vị trí lưu trữ file. - (9) : đặt tên file lưu. - (11) : Cho phép phá vỡ liên kết giữa các bản vẽ với nhau, các file đường link… trong dự án. - (12) : Cho phép đóng gói kèm theo các file dữ liệu sử dụng trong dự án như fonts, data link, nét in… - Click OK (13) để tiếp tục. Bước 5 : Click Close (14), OK (15) để tiếp đóng gói bản vẽ. Bước 6: Quá trình đóng gói xuất hiện (16). Kết thúc quá trình này, ta được

Hướng dẫn tạo và sử dụng Sheet Set trong Autocad - Phần 5: Cách xuất bản vẽ hàng loạt trên sheet set manager

Hình ảnh
Bước 1: Mở một bản vẽ lên, không cần thiết phải là bản vẽ nằm trong sheet set, vào Sheet Set Manager và mở dự án bạn cần in lên. Bước 2:  Chuột phải vào tên dự án (1) và chọn Publish (2) =>  Publish to PDF (3) Bước 3: Chọn vị trí lưu bản vẽ, click Select (4) và chờ đợi CAD tự động in ấn toàn bộ công trình theo đúng thứ tự danh mục sheet set. Trong quá trình xuất bản vẽ, nếu rê chuột đến góc phải bên dưới màn hình, trỏ chuột vào ký hiệu giống máy in, bạn sẽ thấy xuất hiện quá trình xuất bản vẽ (5) .  Hết phần 5. Các bài viết về sheet set manager: Phần 1: Cách tạo Sheet set Phần 2: Cách đưa bản vẽ vào sheet set Phần 3: Cách đánh tên, ký hiệu trên bản vẽ Phần 4: Cách tạo danh mục tự động trên sheet set manager Phần 5: Cách xuất bản vẽ hàng loạt trên sheet set manager Phần 6: Cách đóng gói (eTransmit) bản vẽ trên sheet set manager

Hướng dẫn tạo và sử dụng Sheet Set trong Autocad - Phần 4: Cách tạo danh mục tự động trên sheet set manager

Hình ảnh
Sau khi đã đổi Rename & Renumber... cho tất cả các bản vẽ (1) . Bước 1: Chuột phải vào tên công trình (2) trên sheet set và chọn Insert Sheet List Table… (3).  Lưu ý: để Insert Sheet List Table... hiện lên, các bạn phải mở 1 trong các bản vẽ có trong Sheet set và phải ở trong Layout (4) . Bước 2: Click vào dấu 3 chấm (5) để cài đặt khung hiển thị Table List. Bước 3: Click vào New (6) để tạo bảng danh mục mới: - (7) : đặt tên lại theo ý thích để dễ quản lý. - Nhấn Continue (8), Close (9) để tiếp Bước 4 . Bước 4: Tiến hành cài đặt đường nét, phông chữ, căn lề cho bảng hiển thị danh mục (Gần giống với excel): - Ô Cell Styles (10) có 3 thông số: Title, Data, Header. - Mỗi thông số ở (10) có 3 thông số: General (11), Text (12), Borders (13). Bước 5:   Click OK (14) để quay trở lại hộp thoại Sheet List Table. - Title Text : đổi tên Sheet List Table (15) thành DRAWING SCHEDULE (Tất nhiên các bạn có thể đổi tên gì tùy thích).

Hướng dẫn tạo và sử dụng Sheet Set trong Autocad - Phần 3: Cách đánh tên, ký hiệu trên bản vẽ

Hình ảnh
Bước 1: Chuột phải vào tên bản vẽ (1) bên sheet set manager và chọn Rename & Renumber (2)… Bước 3: Các bạn tiếp hành đánh ký hiệu cùng tên bản vẽ theo số thứ tự: - (3) và (4) : Số và tên bản vẽ. - (5) : đổi tên Layout name bằng cách check vào 1, 2 hoặc cả 2 ô của số (5a) . - Bạn cũng có thể đổi tên File name (6) bằng cách check vào 1, 2 hoặc cả 2 ô của số (6a) . Lưu ý: để đổi được tên bản vẽ (File name) thì bản vẽ đó không được mở lên. Click OK (7) để kết thúc và quan sát việc thay đổi số và tên bản vẽ (Number & Sheet Title) , tên bản vẽ (File name) (10) , tên Layout (Layout name) (9) . Hết phần 3. Các bài viết về sheet set manager: Phần 1: Cách tạo Sheet set Phần 2: Cách đưa bản vẽ vào sheet set Phần 3: Cách đánh tên, ký hiệu trên bản vẽ Phần 4: Cách tạo danh mục tự động trên sheet set manager Phần 5: Cách xuất bản vẽ hàng loạt trên sheet set manager Phần 6: Cách đóng gói (eTransmit) bản vẽ trên sheet set manager

Hướng dẫn tạo và sử dụng Sheet Set trong Autocad - Phần 2: Cách đưa bản vẽ vào sheet set

Hình ảnh
 Để đưa bản vẽ vào sheet set, các bạn làm theo các bước như sau:  Bước 1: Chuột phải vào tên dự án trên sheet set (1) và chọn Import Layout as Sheet… (2) Bước 2: Các bạn tiến hành chọn Browse for Drawing… (3)  và tìm đến bản vẽ cần chèn vào sheet set: Bước 3:  Nhấp Open (5) khi chọn xong các bản vẽ: Lúc này quan sát trong danh mục của sheet set các bạn sẽ thấy các bản vẽ xuất hiện: Các bạn có thể sắp xếp lại vị trí các bản vẽ (sheet) tùy ý bằng cách chọn + giữ chuột trái và kéo lên hoặc xuống. Xong phần 2. Các bài viết về sheet set manager: Phần 1: Cách tạo Sheet set Phần 2: Cách đưa bản vẽ vào sheet set Phần 3: Cách đánh tên, ký hiệu trên bản vẽ Phần 4: Cách tạo danh mục tự động trên sheet set manager Phần 5: Cách xuất bản vẽ hàng loạt trên sheet set manager Phần 6: Cách đóng gói (eTransmit) bản vẽ trên sheet set manager